CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Chương trình đào tạo cao đẳng nghề “Thương mại điện tử” nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực thương mại điện tử.

 

 Tên nghề: Thương mại điện tử (Electronic commerce)

 Mã nghề: 50480207.

 Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề.

 Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương.

 Số lượng môn học đào tạo: 26

 Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề.

 I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

 Chương trình đào tạo cao đẳng nghề “Thương mại điện tử” nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực thương mại điện tử;

 Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có khả năng: Độc lập thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh về thương mại điện tử, có khả năng tổ chức làm việc theo nhóm; vận dụng được những kiến thức kinh doanh thương mại, kiến thức công nghệ thông tin, kiến thức pháp luật để thực hiện công việc; có khả năng sáng tạo, ứng dụng các công nghệ để giải quyết các tình huống kỹ thuật phức tạp trong nghiệp vụ của mình. Phát hiện, giải quyết kịp thời các vấn đề về bảo mật, an toàn thông tin trên mạng;

 Có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn;

 Người có bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng nghề “Thương mại điện tử” có thể làm việc tại các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Với các yêu cầu cụ thể:

 1. Kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp:

 - Kiến thức:

           + Phân biệt được các kiến thức chuyên môn cơ bản về kinh doanh thương mại truyền thống và kinh doanh trên mạng;

           + Vận dụng được các kiến thức về nghiệp vụ kinh doanh thương mại: đàm phán ký kết hợp đồng mua bán, khai báo hải quan, thanh toán, vận tải, giao nhận và bảo hiểm hàng hóa trong lĩnh vực thương mại;

           + Xác định và vận dụng được các phương thức, mô hình giao dịch điện tử, khai báo hải quan điện tử, thanh toán điện tử, marketing điện tử trong hoạt động kinh doanh;

           + Phân biệt được các ngôn ngữ lập trình, cơ sở dữ liệu trong xây dựng website thương mại. Vận dụng các kiến thức về mạng máy tính, an ninh mạng và chữ ký số trong quản trị mạng, bảo mật và bảo toàn thông tin.

 - Kỹ năng:

           + Thực hiện được các nghiệp vụ kinh doanh cụ thể trong giao dịch ký kết hợp đồng mua bán, khai báo hải quan, thanh toán, giao nhận, vận tải và bảo hiểm hàng hóa;

           + Sử dụng được tiếng Anh thương mại để tham gia các hoạt động kinh doanh trên mạng;

           + Phân biệt được các rủi ro, tổn thất và các điều kiện bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu. Lập được chứng từ, hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, cũng như các chứng từ khiếu nại công ty bảo hiểm bồi thường khi hàng hóa bị tổn thất;

           +  Thực hiện tổ chức kinh doanh trên mạng Internet, sử dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm trên Internet, khai thác thông tin, đối tác, mở rộng thị trường kinh doanh, thực hiện thành thạo các giao dịch thương mại điện tử;

           + Thiết kế, khai thác, sử dụng, bảo trì Website thương mại phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: tìm kiếm khách hàng, nhà cung cấp hàng hoá trong nước và trên thế giới; tìm kiếm, phân tích thông tin thị trường trong nước và quốc tế; cung cấp thông tin, giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp với người mua trong nước và trên thế giới;

           + Vận dụng kiến thức văn hóa kinh doanh vào kỹ năng tiếp thị và quản trị tiếp thị trên Internet;

           + Đọc và soạn thảo được các văn bản kinh doanh (báo giá, chào hàng, hợp đồng, thư tín thương mại…) bằng tiếng Việt và tiếng Anh;

           + Có khả năng làm việc theo nhóm và kỹ năng hợp tác trong tác nghiệp.

 2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

 - Chính trị, đạo đức:

           + Trình bày được một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

           + Trình bày được đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

           + Có lòng yêu nước, yêu CNXH, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và lợi ích của đất nước;

           + Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp;

           + Tuân thủ các qui định của pháp luật, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác;

           + Tuân thủ các qui định của luật kế toán, tài chính, chịu trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ được giao;

           + Tuân thủ các qui chế học tập, có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc.

 - Thể chất, quốc phòng:

           + Rèn luyện để có đủ sức khoẻ để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

           + Vận dụng được một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản một số môn thể dục, thể thao như: Thể dục, điền kinh, bóng chuyền…

           + Nêu được các kiến thức cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ;

           + Vận dụng kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến sĩ trong công tác bảo vệ trật tự trị an;

           + Chấp hành kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

 3. Cơ hội việc làm:

           Hoàn thành chương trình đào tạo nghề “thương mại điện tử”, người học có khả năng làm việc tại các bộ phận trong các doanh nghiệp:

- Phòng marketing; Phòng nghiệp vụ kinh doanh; Phòng kế hoạch; Phòng tin học.

II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 3 năm;

- Thời gian học tập: 131 tuần;

- Thời gian thực học tối thiểu: 3.750 giờ;

- Thời gian ôn kiểm tra hết môn và thi: 400 giờ; trong đó thi tốt nghiệp 80 giờ.

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ;

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3.300 giờ;

           + Thời gian học bắt buộc: 2.620 giờ; Thời gian học tự chọn: 680 giờ;

           + Thời gian học lý thuyết: 1.156 giờ; Thời gian học thực hành: 2.144 giờ

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC/MÔĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN; ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC/MÔĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC

 

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

215

210

25

MH01

Chính trị

90

60

24

6

MH02

Pháp luật

30

21

7

2

MH03

Tiếng Anh cơ bản

120

54

60

6

MH04

Tin học

75

17

54

4

MH05

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH06

Giáo dục quốc phòng - an ninh

75

59

13

3

II

Các môn học đào tạo nghề bắt buộc

2620

860

1618

142

II.1

Các môn học, mô đun cơ sở nghề

645

362

226

57

MH07

Kinh tế vi mô

60

45

12

3

MH08

Kinh tế thương mại

45

42

 

3

MH09

Thương mại điện tử căn bản

60

45

12

3

MH10

Pháp luật thương mại điện tử

60

40

17

3

MH11

Mạng máy tính

60

40

17

3

MH12

Tài chính - Ngân hàng

60

45

11

4

MH13

Marketing điện tử

90

45

39

6

MĐ14

Kỹ thuật xử lý ảnh và thiết kế đồ họa

135

15

92

28

MH15

Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp

75

45

26

4

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1975

498

1392

85

MĐ16

Tiếng Anh thương mại

320

100

210

10

MH17

Thư tín thương mại

120

60

54

6

MĐ18

Thực hành mạng và quản trị mạng

240

 

240

 

MH19

Kỹ thuật nghiệp vụ thương mại

90

60

25

5

MH20

Thanh toán điện tử

75

45

26

4

MH21

Nghiệp vụ vận tải, giao nhận và bảo hiểm trong TMĐT

75

45

26

4

MH22

Khai báo hải quan điện tử

90

60

28

2

MĐ23

Thiết kế và quản trị website thương mại

210

75

103

32

MH24

An ninh mạng và chữ ký số

75

53

20

2

MĐ25

Thực hành giao dịch B2B, B2C, C2C

280

 

260

20

MH26

Thực tập tốt nghiệp

400

 

400

 

 

Tổng cộng:

3070

1075

1828

167

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

           (Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CTKTĐTCN ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠONGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng ngành cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng miền của từng địa phương.

Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục 3, các Trường/cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho Trường/cơ sở của mình.

Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:

- Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

- Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng địa phương (vùng, lãnh thổ) hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể;

- Đảm bảo thời gian đào tạo theo qui định;

- Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo qui định.

1.1. Danh mục và  phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Các môn học, môđun tự chọn được gợi ý đưa vào chương trình khung là 11 môn học, mô đun với tổng thời gian học là 680 giờ, trong đó 296 giờ lý thuyết và 384 giờ thực hành, kiểm tra.

Các Trường/cơ sở dạy nghề có thể tham khảo trong số các môn học, mô đun gợi ý ở bảng sau:

 

Mã MH, MĐ

 

Tên môn học, mô đun

 

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

LT

TH

KT

MH27

Hệ thống thông tin quản trị trong Thương mại điện tử

60

40

16

4

MH28

Quản trị khách hàng trong TMĐT

60

40

16

4

MH29

Chính phủ điện tử

60

20

36

4

MH30

Cơ sở dữ liệu

60

40

16

4

MH31

Môi trường và chiến lược TMĐT của Doanh nghiệp

60

30

28

2

MH32

Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế

60

28

30

2

MH33

Nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ TM

80

30

45

5

MĐ34

Thực hành tin học văn phòng

45

 

43

2

MĐ35

Công nghệ phát triển WEB

60

20

38

2

MĐ36

Kỹ thuật soạn thảo văn bản

60

28

30

2

MĐ37

Cơ sở lập trình

75

20

50

5

 

Tổng cộng

680

296

348

36


Số lượt xem bài viết: 3115, Ngày cập nhật cuối cùng: 8/30/2016

Bài viết liên quan